Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 51 kết quả

"Chuyện tình Khau Vai" (buổi 3): Buồn thương thân phận phụ nữ

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2019

Lượt nghe: 1172

Phần tiếp theo của tiểu thuyết Chuyện tình Khau Vai bắt đầu đi sâu vào những diễn biến tâm lý của các nhân vật. Bà Liểng thì nhớ về những tháng ngày thiếu nữ của mình, bà cũng phải bước vào một cuộc hôn nhân không trọn vẹn tình yêu, bởi trái tim Tộc trưởng, trước đó vốn đã dành cho người khác. Nỗi buồn thương trong lòng bà suốt bao năm, giờ có nguy cơ chuyển sang cho Út, vì Út cũng giống như bà, chẳng thể nào có cơ hội quyết định cuộc hôn nhân của mình. Bây giờ Út chỉ còn biết chia sẻ những nỗi niềm với Lả Nhinh, bởi mọi bước đi của nàng đều có Cố Sầu bám sát, theo dõi...(Đọc truyện dài kỳ 16/11/2019)

"Mưa ở Lung Năn": Chuyện buồn trong ngày mưa

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2015

Lượt nghe: 1440

Không có nhân vật phản diện, cũng không có kịch tính dữ dội nhưng "Mưa ở Lung Năn" vẫn xoáy sâu vào lòng độc giả bằng những tâm tình, độc thoại nội tâm đau đáu, xót xa của người trẻ trước những biến động đầu tiên của cuộc đời. Có hay không tình yêu chân thành vượt lên những cám dỗ? Có lời xin lỗi nào có thể làm nguôi ngoai những nỗi đau tình yêu? Và phải chăng truớc khi có trái ngọt của tình yêu đôi lứa, con người ta hãy tập cách yêu ký ức, tập cách yêu lấy nơi chôn rau cắt rốn của mình? (Đọc truyện đêm khuya)

"Nước lớn triền đê": Buồn vui cuộc đời người phụ nữ

Ngày phát hành 10:53 | 10/8/2023

Lượt nghe: 902

Câu chuyện chúng ta vừa nghe được mở ra bằng bi kịch của Nhiên, nhân vật nữ chính trong truyện ngắn. Sau một buổi tối, Nhiên bỗng trở thành góa bụa, phải ngậm ngùi nuôi con một mình khi Khoa, chồng Nhiên bất ngờ bị tai nạn, ngã đập đầu xuống đường do kẻ nào đó đã tông vào mà công an chưa tìm ra manh mối. Phần lớn nội dung truyện ngắn là những diễn biến tâm lý của Nhiên. Nhiên mang nặng trong lòng mối uẩn khúc, u uất về cái chết của chồng nên cứ cuối tháng lại đạp xe lên tỉnh để hỏi công an xem đã có thông tin gì mới về vụ điều tra hay chưa. Thời gian thấm thoắt trôi đi, cuộc sống hàng ngày của mẹ con Nhiên có sự giúp đỡ đùm bọc thân tình của những người hàng xóm, trong đó có anh Hai con thím Bảy. Anh Hai đem lòng yêu Nhiên và muốn cưới cô, nhưng Nhiên đã quyết định rằng khi nào chưa tìm ra hung thủ thì cô chưa thể đành lòng đi bước nữa. Truyện còn có nhiều chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế khác qua mối quan hệ giữa Nhiên, Hai và Thùy, đều là những người hàng xóm cận kề. Thùy đem lòng yêu Hai nhưng Hai lại thầm yêu Nhiên. Cho đến một ngày tưởng như hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với Hai và Nhiên thì một bi kịch khác lại đến. Đó chính là lúc Hai ra công an đầu thú việc mình đã gây nên cái chết cho Khoa, chồng Nhiên cách đây nhiều năm. Hai quyết định chịu nhận án để mong cho Nhiên an lòng xây dựng hạnh phúc mới. Truyện mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng day dứt và cả bẽ bàng trong lòng Nhiên bởi Nhiên cũng đã dành tình cảm cho Hai. Suy cho cùng, người phụ nữ vẫn là người dễ chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Nhiên đạp xe từ đồn công an về trong một trạng thái dở khóc dở cười, nghĩ cuộc đời đã đùa với mình theo một cách thật trớ trêu. Bi kịch của Nhiên có lẽ sẽ còn làm day dứt mỗi người nghe, người đọc rất nhiều khi câu chuyện khép lại. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Tình buồn": Rưng rưng mối tình đầu

Ngày phát hành 8:59 | 22/9/2023

Lượt nghe: 235

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là bà cụ Tứ, hồi trẻ tên là Tư nhưng rồi sau khi lấy chồng làm nghề thợ ngõa thì mọi người gọi bà theo tên chồng. Vượt qua những dị nghị điều tiếng buổi đầu, bà Tứ cũng có một gia đình êm ấm với ba mặt con, các con đều phương trưởng. Nhưng trong lòng bà vẫn canh cánh một nỗi niềm mà phải cho đến trước khi sắp từ giã cuộc đời, bà mới thổ lộ với con trai. Ngày xưa, cũng vì những quan niệm khắt khe môn đăng hộ đối mà bà Tứ, lúc ấy còn là cô Tư thiếu nữ, phải chia tay với anh cả Cõi bởi mẹ anh làm nghề cắp thúng đi khâu mướn nên bố mẹ cô không đồng ý. Nhưng cuộc đời trớ trêu xô đẩy, cuối cùng bà lại làm vợ một ông thợ ngõa. Cho đến khi chồng mất, bà ở cùng gia đình con trai và ngày càng có những biểu hiện lẩm cẩm của người già. Nhưng riêng mối tình ngày xưa thì bà không thể quên. Anh giáo Nhất, con trai bà đã sang bên kia sông để tìm và mời ông cả Cõi sang gặp bà. Hai người chỉ cách nhau một con sông mà sao đến gần hết đời người mới có ngày gặp lại. Đoạn cuối của tác phẩm cũng là đoạn gây xúc động mạnh mẽ trong lòng mỗi người nghe, người đọc khi bà Tứ “mặt trắng nhợt lạnh như đá mà nước mắt thì nóng ấm đầm đìa lòng bàn tay tôi”. Thế mới biết cái tình nghĩa với nhau nó quan trọng đến thế nào trong đời sống mỗi con người. Chỉ khi nói được câu xin lỗi với ông cả Cõi, bà Tứ mới yên lòng nhắm mắt. Lần gặp lại nhau giữa bà Tứ và ông Cõi cũng chính là lần cuối cùng trong cuộc đời. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

“Đáy sông lấp lánh”: Vui buồn đời người

“Đáy sông lấp lánh”: Vui buồn đời người

Ngày phát hành 14:28 | 24/4/2023

Lượt nghe: 344

Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi, chúng ta thấy một ông già cô đơn, nghèo khổ và bệnh thật lặng lẽ vượt qua kiếp sống của mình. Vốn là một gã đồ tể bán thịt lợn nhưng từ khi đứa con trai mất đi, ông già sống mòn mỏi nửa tỉnh nửa mê. Có lẽ chính nghề giết lợn cũng một phần gây nên cái nghiệp cho ông già. Trong hình dáng hung dữ, xù xì kia là một tấm lòng nhân ái của một người cha. Ông hết lòng chăm sóc cho đứa con tật nguyện của mình, giả phụ nữ để ru con ngủ, mong ngóng con được chơi cùng những đứa trẻ khác. Vẻ ngoài cứng rắn nhưng ẩn chứa bên trong gã đồ tể là sự yếu ớt của tâm hồn nhạy cảm. Chính vì vậy khi đứa con mất đi ông đã bị sốc sống lay lắt nửa đời còn lại. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện khá chi tiết, lựa chọn những điều tiêu biểu, sống động khiến người đọc, người nghe nhớ tới cách miêu tả trong tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. Truyện không có nhiều mâu thuẫn, không đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật mà chỉ là câu chuyện kể lại một kiếp người nhọc nhằn. Tuy vậy, truyện vẫn mang đến nhiều xúc động cho người đọc, người nghe. Hình ảnh gã đổ tể giả phụ nữ ru con hay chi tiết đứa bé trí tuệ chậm phát triển gọi đầu cho cha mình, tình tiết ông già bị hàm oan bắt trộm gà dễ gợi lên cảm xúc cho chúng ta. Ông già ngoại hình dữ tợn nhưng bản tính thật thà. Ngay cả khi trở nên nửa tỉnh nửa mê thì ông cũng tự đi đào chuột, mò tôm bắt cá hay xin ăn chứ không đi ăn trộm. Cậu con trai đã mất như ngọn lửa giúp ông sống hết cuộc đời. Cuối cùng thì một kiếp nhân sinh cũng đã qua. Đến tận khi ông già mất, người ta cũng không biết ông từ đâu tới, vì sao trên người lại có những vết sẹo to lớn, hai người có thực sự là cha con hay không? Ông già như ánh sáng cô đơn trên bầu trời rớt xuống dòng sông rồi chìm dần vào dòng sông thời gian. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe là cảm xúc buồn vui của đời người. Để chúng ta trân quý những điều hạnh phúc mà chúng ta đang có. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Gió mỗi mùa vẫn thức”: Câu chuyện tình buồn nhưng đẹp

“Gió mỗi mùa vẫn thức”: Câu chuyện tình buồn nhưng đẹp

Ngày phát hành 14:3 | 17/1/2023

Lượt nghe: 280

Truyện ngắn của nhà văn Trần Thị Tú Ngọc nhất là truyện viết về chiến tranh luôn thấp thoáng nỗi buồn sâu lắng. Những vết thương lòng, tổn thương tình cảm ẩn hiện trong tâm tư và cuộc sống đời thường của các nhân vật. Phần mở đầu truyện ngắn khiến người đọc, người nghe nhớ lại vùng sông nước Miền Tây những năm cuối chiến tranh. Những trận càn ác liệt của quân địch, những mất mát hi sinh của người lính giải phóng dân tộc. Thời gian qua đi, chiến tranh kết thúc nhưng vết thương lòng của nhân vật má Hai vẫn không nguôi. Bà đau xót trước cái chết của người em trai, đau buồn hơn khi người thương của mình là ông Tư Ngang mang tiếng phản bội. Suốt mấy chục năm trời, hiểu lầm trước chiến tranh khiến hai người yêu thương phải xa lánh nhau. Hai nhà tuy sát vách nhưng vết thương chiến tranh như bức tường vô hình khiến má Hai và ông Tư không thể vượt qua. Câu chuyện tình buồn nhẹ nhàng và sâu lắng, những nỗi niềm cảm xúc của nhân vật thể hiện từ ánh mắt buồn, tiếng thở dài trong đêm, những bối rối khó nói thành lời…Những tổn thương trong lòng chính là điều khó lành nhất. Từ khi bà Hai vẫn trẻ trung xinh đẹp đến lúc mái tóc pha sương thì nỗi đau trong lòng vẫn không nguôi ngoai. Mỗi khi định đón nhận tình cảm của ông Tư thì hình ảnh cái chết của em trai, của những người lính giải phóng quân lại nhức nhối. Đến khi sự thật được làm sáng tỏ, ông Tư Ngang lấy lại danh dự của mình thì cũng là lúc bà Hai tuổi già mắc bệnh nặng. Tuy nhiên, có lẽ bệnh tật khiến bà Hai mất trí nhớ cũng chưa chắc là nỗi bất hạnh. Thời gian sẽ xóa nhòa đi nhiều thứ, kỉ niệm, nỗi buồn phôi phai theo năm tháng. Bệnh tật khiến bà Hai dần rơi rụng ý ức buồn mà chỉ còn lưu giữ kỉ niệm đẹp về ông Tư. Truyện ngắn đi vào những vết thương thời hậu chiến, chiến tranh không chỉ có mất mát hi sinh trên chiến trường mà còn cả nỗi buồn sâu kín trong nội tâm mỗi người. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021

Lượt nghe: 845

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Hương của một đời": Buồn vui kiếp người

“Hương của một đời

Ngày phát hành 14:41 | 30/7/2021

Lượt nghe: 1070

“Hương của một đời” viết về cuộc đời của một người bình thường. Một người như chị Điền ai cũng có thể gặp và ai cũng có thể quên. Chị là một bông hoa không hương sắc cũng chẳng phải người khéo léo giỏi giang, miệng lưỡi sắc sảo để người ta chú ý, lưu tâm. Và cũng bởi vì thế, trước bi kịch của đời mình, chị nhẫn nại và cam chịu. Gặp phải bất hạnh trong hôn nhân, chị trách mình trước tiên vì đã chọn Hải mà không tìm hiểu gì nhiều. Biết con trộm đồ của bạn, chị trách mình không cho con một gia đình hoàn chỉnh. Cả đời chị Điền là cả một đời tự trách, không muốn phiền lụy ai, chỉ lo sống cho gia đình mà quên mất bản thân mình. “Hương của một đời” có cách viết dung dị, không hề lên gân. Có cảm giác tác giả đang kể lại câu chuyện của một người bạn hơn là viết một truyện ngắn có lớp lang. Từ điểm nhìn khách quan của nhân vật “tôi” là cô bạn tên Hoài, nhà văn Phan Mai Hương dường như đã tô đậm thêm sự bình thường đến mức vô danh, sự lặng lẽ đến mức cam chịu của chị Điền. Truyện kết buồn nhưng phải chăng đấy cũng có thể là sự giải thoát cho nhân vật chính khỏi một kiếp người buồn tủi nhiều hơn hạnh phúc chăng?

“Người vắng mặt”: Buồn vui cuộc đời người cựu chiến binh

“Người vắng mặt”: Buồn vui cuộc đời người cựu chiến binh

Ngày phát hành 9:38 | 26/5/2023

Lượt nghe: 716

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì có hàng vạn người lính đã hi sinh cho nền độc lập của đất nước. Sau khi đất nước hòa bình thì vẫn còn nhiều người lính mất tích, thất lạc thông tin. Người cựu chiến binh Lê Chí Hữu trong câu chuyện cũng một trong rất nhiều trường hợp thất lạc giấy tờ trong chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt, đồng đội người còn người mất, đơn vị chuyển đổi liên tục … rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Lê Chí Hữu không chứng minh được mình đã từng là một người lính chiến đấu, cống hiến cho đất nước. Không có giấy tờ tùy thân, người cựu chiến binh sống gần như bên lề xã hội. Anh không được hưởng những chính sách đền ơn đáp nghĩa, bị mọi người coi thường. Phần đầu câu chuyện tác giả sử dụng danh xưng “gã” khi nói tới nhân vật chính thể hiện sự vô danh, không tên tuổi, không địa vị của anh trong xã hội. Tuy cuộc sống của Lê Chí Hữu cũng không quá đói khổ nhưng điều làm anh day dứt nhất đó chính là tư cách của một người lính, là sự tôn trọng của mọi người. May mắn nhờ có người đồng đội cũ là Bùi Văn Vệ thì thân phận người lính của Lê Chí Hữu mới được sáng tỏ. Tâm nguyên của người cựu chiến binh đã được thực hiện. Khi chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm, khi tuổi không còn trẻ thì sự ghi nhận của xã hội, của cộng đồng với tư cách một người lính Cách mạng là niềm tự hào nhất với Lê Chí Hữu. Truyện ngắn khai thác đề tài người cựu chiến binh sau khi đất nước hòa bình. Có không ít gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh vì lý do khác nhau mà không được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Truyện ngắn được tác giả viết có nội dung, mạch truyện rõ ràng, ý tưởng nhân văn khi đề cao tình đồng đội đồng chí cũng như hình tượng cao đẹp của người lính, nhấn mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa với những người hy sinh, cống hiến cho đất nước. Tuy vậy, câu chuyện thiếu những điểm nhấn, tình tiết đáng nhớ. Phần đầu truyện giọng văn gai góc, có phần tự châm biếm, đến phần cuối truyện niềm xúc động của nhân vật chưa được đẩy lên mãnh liệt. Nếu tác giả khai thác thêm một vài chi tiết kỉ niệm gian khổ, chia sẻ ngọt bùi, chia sẻ sự sống cái chết của Lê Chí Hữu và Bùi Văn Vệ trên chiến trường năm xưa hoặc thêm vài tình tiết về khó khăn, thiệt thòi của gia đình, con cái người cựu chiến binh trong cuộc sống thì truyện ngắn sẽ để lại nhiều điều đáng nhớ hơn với người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Sau lưng là rừng thẳm": Vui buồn cuộc sống của người công nhân xây dựng

“Sau lưng là rừng thẳm

Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2019

Lượt nghe: 670

Qua lời kể của nhân vật tôi thì cuộc sống của những người công nhân xây dựng nơi rừng sâu núi thẳm hiện nay đầy màu sắc. Nhiều mảnh đời khác nhau với một số phận, hoàn cảnh, tính cách khác nhau từ nhiều phương trời tụ hội chung công việc xây dựng. Trong hoàn cảnh heo hút, công việc vất vả lại đồng lương không ổn định thì sự đối lập giữa tốt và xấ, cái thiện và cái ác càng rõ nét...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/04/2019)

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 619

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất có lúc đã đưa họ đi quá xa với những hạnh phúc nhỏ bé của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về quê hương với những gì thân quen, yên ả vẫn luôn là điều mà họ khao khát nhất.

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 3227

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất phải chăng đã đưa họ đi quá xa hạnh phúc của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về với những gì thân quen, yên ả nơi quê nhà vẫn là điều mà họ ước ao nhất!

Cười Tú Xương - Một trào phúng buồn

Cười Tú Xương - Một trào phúng buồn

Ngày phát hành 10:39 | 3/8/2021

Lượt nghe: 942

Trên bình diện so sánh giọng cười trong thơ ca Quốc âm thời trung đại, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng thơ Việt chỉ có ba tiếng cười đáng kể và đáng nể. Đó là tiếng cười Xuân Hương, tiếng cười Nguyễn Khuyến và tiếng cười Tú Xương. Tiếng cười Hồ Xuân Hương không phải cái cười đả kích, cười nhằm thủ tiêu đối tượng, mà là cái cười phồn thực, của niềm vui sống, cười để góp phần xây dựng một cuộc sống luôn sinh sôi nảy nở. Cùng là giọng cười của nhà nho nhưng do quan điểm, xuất thân, hoàn cảnh sống, tiếng cười của nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Tú Xương cũng có khác biệt. Nếu cụ Tam Nguyên Yên Đổ xuất thân ở nông thôn, thi đỗ ra làm quan, nhìn xã hội bằng con mắt của đạo đức, nhân tình thế thái. Thì cụ Tú Thành Nam lại là một thị dân, thất thế đường khoa cử và quan tâm tới sự đổi thay của văn hóa. Từ đây, PGS.TS Đỗ Lai Thúy khẳng định tiếng cười trong thơ Tú Xương là “một trào phúng khác” – “Một trào phúng buồn”

Dấu lặng buồn từ truyện ngắn “Người khát con”

Dấu lặng buồn từ truyện ngắn “Người khát con”

Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020

Lượt nghe: 799

Bước ra khỏi chiến tranh, người lính cố gắng xếp lại những mất mát để trở về đời thường. Nhưng cuộc trở về ấy không dễ dàng. Hậu quả chiến tranh, đặc biệt là thứ chất độc quái ác mang tên Dioxin đã đeo bám họ suốt cuộc đời, hơn thế nữa, còn hủy hoại sự sống của những người thân yêu, dập tắt ước mơ về một mái nhà với tiếng trẻ nô đùa rít rít… (Đọc truyện đêm khuya 13/02/2020)

Đọc truyện "Búp sen xanh" - Buổi thứ tám - Nỗi buồn thi hỏng

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:57 | 30/8/2021

Lượt nghe: 540

Năm thi hội Ất Mùi, anh Nguyễn Sinh Sắc hỏng thi. Từ kinh đô Huế trở về quê, lòng anh trĩu nặng bao suy nghĩ trở trăn. Ba chị em bé Côn lâu ngày mới gặp cha, vui mừng khôn xiết... (Văn nghệ thiếu nhi 27/08/2021)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi 24 - Nỗi buồn của Julie

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:1 | 23/8/2023

Lượt nghe: 232

Petter thông báo với Julie mình đã được nhận vào học tại đại học Alaska. Thấy vẻ thất vọng trong mắt Julie, Petter vội an ủi rằng dì Ellen cũng gửi hồ sơ cho Julie tại một trường trung học ở Fairbanks và hai người vẫn được gặp nhau. Julie rất muốn đi học nhưng trong lòng cô vẫn lo lắng cho đàn sói cũng như việc chăm sóc đàn bò xạ... (Văn nghệ thiếu nhi 19/08/2023)

Đọc truyện "Giấc mơ bên kia đại dương" - Buổi ba mươi lăm - Vượt qua nỗi buồn

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:46 | 25/12/2023

Lượt nghe: 310

Bố mẹ Mia tỏ ra lạc quan để giúp Mia nhanh chóng quên sự cố không vui. Thậm chí khi bố ôm Mia vào lòng còn kể lại những việc làm tốt của cô bé đã giúp đỡ được chú Huck có một công việc mới, chú Zhang đã được tự do. Còn với bản thân Mia, cô bé sẽ vượt qua nỗi buồn này như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 23/12/2023)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 18 - Nỗi buồn hoa phượng

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2019

Lượt nghe: 450

Lại một mùa hè. Ngày tạm biệt Tú Quyên và Minh Thi, gương mặt ai cũng không giấu nổi buồn bã. Hạnh Chi muốn rủ Tâm An sang ở cùng nhưng Tâm An từ chối. Hoài cảm nhận rõ sự thiếu vắng những người bạn thân. Dòng chữ “Ngũ long công chúa” trước cửa phòng trọ dù đã mờ nhưng vẫn đọc rõ. Bao kỉ niệm lại ùa về... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 18)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 27 - Nỗi buồn Ngũ long công chúa

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019

Lượt nghe: 682

Bố mẹ Tâm An muốn đưa bạn về quê, không tiếp tục theo học nữa. Hạnh Chi thì thay đổi, ăn diện hơn và có phần xa cách các bạn. Kết quả học tập của Hạnh Chi cũng sa sút. Nhóm Ngũ long công chúa đang có nguy vơ tan vỡ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 27)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 41 - Nỗi buồn của Hạnh Chi

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019

Lượt nghe: 434

Câu chuyện về gia cảnh Hạnh Chi chưa dứt khi từ quán sá, chợ búa đến trường học, đâu đâu cũng râm ran, đồn đại về việc phá sản của chủ vựa cà phê Hạnh Chi. Điều ấy khiến cho Hoài, Tú Quyên, Tâm An và Minh Thi càng thương cho bạn mình... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 41 - Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2019)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 43 - Có một người buồn mãi

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019

Lượt nghe: 543

Mặc dù được các bạn động viên rất nhiều nhưng Hạnh Chi dường như vẫn chưa thực sự hòa nhập. Những lần đi chơi, đi ăn, bạn vẫn mang vẻ mặt u buồn. Đến nỗi Tiến- anh bạn rất thích Hạnh Chi cũng cảm thấy buồn theo... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 43 - Văn nghệ thiếu nhi 13/12/2019)

Đọc truyện "Ngọn đồi biết hát" - Buổi thứ mười một - Nỗi buồn của Trung

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:24 | 2/5/2021

Lượt nghe: 279

Sau sự việc mất gà của nhà ông Vinh, giờ lại đến gà của nhà bà nội Hồng cũng bị mất. Mọi ánh mắt nghi ngờ của người trong làng, trong đó có Hồng đều đổ dồn về phía Trung, khiến cậu rất khó chịu, rất buồn mà không thể giải thích được với ai. Rồi Trung sẽ phải làm thế nào để minh oan cho mình? ((Văn nghệ thiếu nhi 30/04/2021)

Đọc truyện "Ông già Khốt-ta-bít" - Buổi 12 - Nỗi buồn của Vôn-ca

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:27 | 6/2/2022

Lượt nghe: 710

Vôn-ca không được thi lên lớp 7. Bà đã an ủi cậu, khuyên cậu nghỉ ngơi, bình tĩnh, sẽ thi lại khi sức khỏe tốt hơn. Bố mẹ Vôn-ca trở về nhà và nhận được điện thoại của cô giáo, họ biết được tình trạng của cậu ở trên lớp như thế nào. Cậu tỏ ra lo lắng, sợ sệt, vùi vào giấc mơ đầy sợ hãi... (Văn nghệ thiếu nhi 04/02/2022)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 22 - Nỗi buồn của Perrin

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:39 | 24/1/2021

Lượt nghe: 569

Vết thương của Ro-sa-lin bị nhiễm trùng. Perrin rất lo lắng nhưng không thể giúp bạn, cũng không đến thăm bạn được. Một mình trong túp lều cỏ, Perrin nghĩ ngợi, buồn và cô đơn. Hoàn cảnh của cô quá đỗi khó khăn. Trong khi cô chỉ có một mình, bé nhỏ... (Văn nghệ thiếu nhi 24/01/2021)

Đọc truyện "Về phía bình minh" - Buổi thứ sáu - Nỗi buồn của Xuân

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:58 | 9/1/2023

Lượt nghe: 124

Câu hỏi vì sao Xuân không phải là con của mẹ luôn đeo đẳng giống như một vết thương ngày càng khoét sâu vào lòng cô bé, khiến Xuân cảm thấy vô cùng cô đơn, nhất là khi bố đã mất còn chị Thanh thì đi lấy chồng... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2023)

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi ba mươi lăm - Chuyện buồn của cô bé

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi ba mươi lăm - Chuyện buồn của cô bé

Ngày phát hành 15:47 | 30/7/2021

Lượt nghe: 418

Còn ít tuổi nhưng cô bé đã phải chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của em trai. Trước nỗi buồn đau của cô, mọi người đều quan tâm, thương xót. Cô đi theo bác công nhân già đến đây, hy vọng được gặp bố của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 23/07/2021)

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi thứ tám - Những ngày buồn tẻ

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi thứ tám - Những ngày buồn tẻ

Ngày phát hành 21:8 | 4/3/2023

Lượt nghe: 123

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, không có dụng cụ chuyên dụng nên Rô-bin-xơn làm việc gì cũng mất nhiều thời gian. Anh ăn uống dè xẻn và chịu khó kiếm thêm những nguồn thức ăn mới để dự trữ. Sự vất vả, những khó khăn thử thách khiến Ro-bin-xơn chán nản, buồn phiền... (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2023)

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ mười bảy - Nỗi buồn của lão Khốt

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ mười bảy - Nỗi buồn của lão Khốt

Ngày phát hành 11:17 | 20/12/2022

Lượt nghe: 123

Hôm trước là bữa tiệc vui chơi thì hôm sau là bữa tiệc dọn dẹp. Tất cả mọi người cùng hợp lại giúp bà Vilijonka dọn nhà. Ngôi nhà dần ổn trở lại và mùa đông cũng chính thức về với những đợt tuyết đầu mùa lạnh cóng. Lão Khốt thấy buồn bã trước mùa đông, bởi những dòng sống, dòng suối đang dần đóng băng... (Văn nghệ thiếu nhi 17/12/2022)

Giã từ nông dân: Không chỉ là nỗi buồn của cá nhân

Giã từ nông dân: Không chỉ là nỗi buồn của cá nhân

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020

Lượt nghe: 1096

Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe chỉ được gọi là “hắn” chứ không có một cái tên cụ thể. Có thể đó cũng là dụng ý của tác giả để nhấn mạnh nhiều hơn đến tính đại diện và khái quát của nhân vật này. “Hắn” có thể là bất kỳ một người nông dân nào của nông thôn Việt thời hội nhập và bất kỳ người nông dân nào cũng có thể chính là “hắn”. “Hắn” vốn được xây dựng như một nhân vật chính diện, tích cực, chí thú làm ăn, thông minh và giàu sáng tạo. Anh ta đã từng làm thứ gì là thành công thứ đó. Trồng cà phê xen lẫn cây ăn trái cho mùa bội thu, nuôi lợn nuôi gà lớn nhanh như thổi, cho trứng cho thịt thơm ngon được mọi người tin dùng. Anh còn chế tạo thành công máy thái nghiền nén để làm thức ăn tổng hợp cho gà, lợn. Những thành công của anh đã được truyền hình địa phương tuyên dương, làm gương cho mọi người học tập. Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi khi nông thôn được đô thị hóa, đất làng biến thành đất vàng. Những khoảng không rộng rãi thoáng đãng không còn nữa, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng mọc lên chi chít. Việc chăn nuôi của “hắn” bắt đầu bị ảnh hưởng, ảnh hưởng ngay từ chuyện phơi cám viên. Việc đô thị hóa kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có cả biến đổi khí hậu. Những viên thức ăn tổng hợp một thời là niềm tự hào hãnh diện của “hắn”, bây giờ vì những viên thức ăn ấy mà “hắn” bị kỷ luật, phê bình, cơ sở sản xuất thức ăn của “hắn” bị đình chỉ hoạt động. Nhân vật “hắn” đứng trước nguy cơ giã từ tất cả những công việc yêu thích của mình, đúng như nhan đề tác phẩm đã gọi tên. Những mặt trái của quá trình đô thị hóa nông thôn là điều mà những người có trách nhiệm chưa thể lường trước hết. Bắt đầu từ bi kịch, từ nỗi buồn của một nhân vật cụ thể, nó khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về bao mảnh đời khác, bao câu chuyện khác. Cuộc chuyển đổi giữa nông dân sang thị dân quả thực đã kéo theo không ít xót xa…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Kịch ngắn "Chuyện ngày cuối năm":Nguồn gốc một nỗi buồn

Kịch ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2017

Lượt nghe: 2246

Trong cuộc sống, nhiều khi, cho dù không chủ định, nhưng sự tâng bốc, trọng vọng của những người xung quanh cũng khiến ta cảm thấy phấn khích, mãn nguyện, thậm chí quên đi những giá trị thật. Và rồi, thời gian qua đi, khi mọi sự ưu ái bởi địa vị xã hội không còn nữa thì cũng là lúc ta cảm thấy hụt hẫng, thất vọng. Đấy cũng chính là nguyên nhân đẩy không ít người tới khát vọng quyền lực, tâm lý tham quyền cố vị, cách nhìn nhận đánh giá đồng nghiệp và những người xung quanh hẹp hòi, thiển cận

Mùa chinh chiến ấy (buổi 6): Vui buồn đời lính chiến

Mùa chinh chiến ấy (buổi 6): Vui buồn đời lính chiến

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019

Lượt nghe: 1454

Sau một thời gian chiến đấu, người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn thấy các bạn học cùng lớp ngày xưa trưởng thành nhiều. Hành động bơi qua sông rất nguy hiểm để trở về đơn vị của người bạn Đặng Như Tú hay việc Tú bắt sống trung đoàn trưởng Pol Pot khiến Tuấn rất khâm phục. Anh thấy quân đội và chiến trường là môi trường rèn luyện con người tốt nhất...(Đọc truyện dài kỳ phát 15/05/2019)

Nhà thơ Bùi Kim Anh thỏa hiệp với nỗi buồn

Nhà thơ Bùi Kim Anh thỏa hiệp với nỗi buồn

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017

Lượt nghe: 2191

“Hình như mùa đã lỡ” là tập thơ thứ mười của nhà thơ Bùi Kim Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, tự nhiên trong thi tứ và giản dị, uyển chuyển trong lối viết. “Hình như mùa đã lỡ” là tiếng lòng của người phụ nữ coi thơ như một phần hơi thở, một phần của tồn tại cá nhân. Bà nhỏ nhẹ chia sẻ với chúng ta những câu chuyện, những nỗi niềm, những buông bỏ đời thường mà đa phần trong chúng ta đều nếm trải, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít.(Tiếng thơ 20/5/2017)

Nhịp đời buồn vui trong chùm truyện của Nguyễn Đặng Mừng

Nhịp đời buồn vui trong chùm truyện của Nguyễn Đặng Mừng

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2018

Lượt nghe: 1366

Trong "Chuyện vắn, chuyện dài" và "Trời đất!", thấp thoáng những bi kịch của nhân vật: sự tàn phá của chiến tranh, kiếp người lưu lạc, tình yêu lỡ dở… nhưng sau tất cả, điều còn lại vẫn là những tấm chân tình, những tin yêu đơn sơ, giản dị đến ngỡ ngàng...(Đọc truyện đêm khuya phát 12/11/2018)

Những vui buồn kết tủa trong truyện ngắn “Người vớt xác”

Những vui buồn kết tủa trong truyện ngắn “Người vớt xác”

Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2020

Lượt nghe: 936

Cuộc đời là những khúc quanh mà khúc này khác khúc kia. Con người có mặt tốt, mặt xấu, có những hành động đầy mâu thuẫn không sao lý giải nổi. Nỗi ngậm ngùi kết tủa từ những vui buồn, ngang trái, tréo ngoe của cuộc đời hiển thị trên những trang văn. Chưa kể đến những sự tình, hơi hướng của cuộc sống kim tiền luẩn quẩn bên cạnh những phận đời bé mọn. Đó là điều mà nhà văn Lê Hoài Lương đã thể hiện được phần nào trong truyện ngắn “Người vớt xác”

Nỗi buồn trong thơ

Nỗi buồn trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2017

Lượt nghe: 1570

Nỗi buồn là điều không ai muốn nhưng nếu vắng nó hẳn khó có thể cảm nhận được hạnh phúc, không có niềm đau hẳn không thể hiểu cảm giác nhẹ nhõm khi cất tiếng cười. Vậy nên nỗi buồn luôn tồn tại, như chân lý, như niềm tin, như hơi thở. Nỗi buồn là một phần tài sản tinh thần, giúp chúng ta vững vàng hơn khi đối diện với những bất ngờ mà cuộc sống có thể đẩy cho bất cứ ai vào bất cứ lúc nào... (Tiếng thơ 22/11/2017)

Tản văn "Mùa bão": Tâm trạng buồn của người con xa quê

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017

Lượt nghe: 960

Tản văn "Mùa bão" của cộng tác viên Bùi Đức Dương ở thành phố Thanh Hóa, mang tâm trạng buồn man mác của một người con xa quê khi nghe tin quê mình chuẩn bị hứng chịu thêm một cơn bão nữa. Hình ảnh nỗi vất vả của người dân khi hoa màu bị nước cuốn trôi, nhà cửa xiêu vẹo vì mưa gió… Những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia gian khó với người dân vùng lũ luôn giúp họ có thêm nghị lực niềm tin vào cuộc sống.(Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2017)

Truyện "Những giấc mơ có thật": Nỗi buồn chiến tranh

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2018

Lượt nghe: 3960

Truyện mang âm hưởng trầm buồn thể hiện cuộc sống buồn tẻ, không tương lai của Tuân, một nữ thanh niên xung phong. Như hàng vạn nữ thanh niên xung phong khác, Tuân đã gửi tuổi xuân tươi đẹp của mình trong những năm tháng chiến đấu tại Trường Sơn. Giờ đây khi trở về cuộc sống đời thường, Tuân lạc lõng với mọi thứ bình thường xung quanh. Những chấn thương về mặt tâm lý khiến nhân vật trong câu chuyện sống nửa tỉnh nửa mê. Qua một nhân vật, một mảnh đời nhưng tác giả đã phản ánh được phần nào hi sinh mất mát và cả thiệt thòi của nữ thanh niên xung phong trong và sau cuộc chiến. (Đọc truyện đêm khuya 07/12/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Niềm hy vọng sau những nỗi buồn (Buổi 24)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017

Lượt nghe: 707

Sau nhiều lần có hành động ngỗ ngược ở trường học, nhất là việc ném đá vào lớp học buổi tối, Phranti đã bị buộc thôi học. Bị đuổi học, Phranti tức tối chuốc giận lên Xtacdi vì Xtacdi chính là người tố giác hành vi không tốt của Phranti lên thầy Hiệu trưởng. Sau giờ học, Phranti đợi hai anh em Xtacdi ở cổng trường để gây sự. Phranti đánh Xtacdi bị thương, nhưng Xtacdi vẫn quyết liệt chống trả để bảo vệ em gái. Cuối cùng, Xtacdi đã dạy cho Phranti một bài học nhớ đời. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2017)

Truyện ngắn "Chuyến tàu chợ của Hà": Nỗi buồn thấm thía và cao cả

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018

Lượt nghe: 1486

Mấu chốt của câu chuyện chính là sự thú nhận của Hà - nhân vật người kể chuyện. Đó là một chuyện dở khóc dở cười, Hà ôm đứa bé bị cái người đàn bà lẻo mép bỏ rơi về nuôi. Một tình huống truyện cũng không có gì độc đáo. Ây thế mà cách kể chuyện của nhà văn cứ dẫn dụ người đọc, người nghe đi hết truyện, để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm. Đời nhiều tệ bạc nhưng đời cũng không thiếu từ tâm. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 22/3/2018)

Truyện ngắn "Cõng em qua nỗi buồn": Ý nghĩa của tình thân

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018

Lượt nghe: 823

Một trong những chủ đề được nhiều cây bút khai thác: viết về gia đình và những người thân yêu. Điều này cũng là hợp lý bởi từ các mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, các anh chị em trong gia đình sẽ dần hình thành nên tính cách của mỗi người. Những tình cảm ấm áp của người thân yêu sẽ giúp chúng ta dần vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Truyện ngắn “Cõng em qua nỗi buồn” của Nguyễn Châu Anh (Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) viết về trường hợp đặc biệt của hai anh em khi người thân không còn. Truyện là một nốt nhạc trầm nhưng lại có tiếng ngân sâu lắng. Tiếng ngân ấy chính là sợi dây tình cảm gắn kết giữa các anh chị em trong một gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2018)

Truyện ngắn "Giấc mơ ban ngày": Chuyện buồn nhiều lớp, nhiều tầng...

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2015

Lượt nghe: 3071

Thoạt đầu nghe nhan đề "Giấc mơ ban ngày" cứ ngỡ tác giả Phương Trà sẽ đem đến một truyện ngắn vui, hoặc ít nhất là một câu chuyện kết thúc có hậu. Kiểu như "Giấc mơ ban ngày" hẳn phải là hạnh phúc bất ngờ, là điều mơ ước trở thành hiện thực…Nhưng chỉ tới khi hoàn toàn bị cuốn vào tâm sự buồn thương của Duyên với hai người đàn ông đi qua đời cô, người đọc, người nghe mới ngỡ ngàng hiểu ra "Giấc mơ ban ngày" vốn chẳng phải một chuyện vui. Ngược lại, nó là nỗi đau khiến người ta choáng ngợp đến mức cầu mong mọi chuyện chỉ là giấc mộng.(Đọc truyện đêm khuya 1/12/2015)

Truyện ngắn "Năng Tuệ": Làm sao thoát khỏi nỗi buồn đeo đẳng?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017

Lượt nghe: 4899

Năng Tuệ là tên truyện, cũng là tên nhân vật chính. Năng Tuệ và cô gái xưng “tôi” có nhiều điểm tương đồng. Cuộc đời họ có những khoảng trống khó đắp bù. Một người đã từng ở chùa nay làm nghề tiếp thị, còn một người là thợ may. Điểm nút của tác phẩm là khi cô gái biết mình đã mang giọt máu của Năng Tuệ. Nhưng cũng đúng vào thời điểm nhạy cảm và quan trọng đó thì Năng Tuệ cũng biết tin tức về cha mẹ - những người đã từng bỏ rơi anh từ khi mới lọt lòng... (Đọc truyện đêm khuya 06/10/2017)

Truyện ngắn "Nước mắt muối": Thân phận buồn người phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2015

Lượt nghe: 3154

Viết về thân phận phụ nữ, dường như chẳng có mấy truyện vui. Phụ nữ viết về phụ nữ lại càng buồn: buồn vì duyên phận lỡ làng, buồn vì chồng không thương, buồn vì con không hiểu… Có bao nhiêu thứ rối ren làm khổ một người đàn bà. "Nước mắt muối", dĩ nhiên, không nằm ngoài mạch nguồn chung đó. Trong suốt một câu chuyện dài, cuộc đời của ba người đàn bà hiện ra với nhiều trắc trở. Nhưng sau cùng, vẫn là những người đàn bà hay nói lời cay đắng mà lòng dạ thì mềm nhũn: trách móc gì thì vẫn nuôi con, vẫn lo cho con, và vẫn thương lắm cái gã đàn ông làm đời mình lận đận, long đong.

Truyện ngắn "Ơi hỡi diêu bông" và "Cải ơi": Những điệu buồn phương Nam

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 1865

Thế giới truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là thế giới của những “điệu buồn phương Nam”: “Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi – Thương những đời như lục bình trôi”. Truyện ngắn "Ơi hỡi diêu bông" và "Cải ơi" cũng nằm trong điệu buồn man mác ấy...(Đọc truyện đêm khuya 31/1/2015)

Truyện ngắn "Rừng Mã Sa hoa đỏ": bài ru ca buồn của đôi trai gái

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016

Lượt nghe: 3079

Rừng cây Mã Sa hoa đỏ trở thành nhân chứng cho tình yêu với nhiều cảm xúc vui, buồn, đớn đau của chàng trai Sìn và cô gái Seo Ly. Những luật tục của làng, của bản khiến họ không đến được với nhau. Truyện kết thúc với cái chết của cô gái Seo Ly để lại nhiều nỗi niềm tiếc thương trong lòng người đọc, người nghe(Đọc truyện đêm khuya 16/01/2016)

Truyện ngắn "Tình xưa": Buồn vui đời người phụ nữ qua hai lần đò

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016

Lượt nghe: 6943

Câu chuyện về cuộc đời nhiều lận đận, trắc trở trong tình duyên của bà giáo Huyền. Vì chút tự ái, hiểu lầm của tuổi trẻ khiến mối tình đầu lãng mạn của cô sinh viên sư phạm và chàng trai học mỹ thuật tan vỡ. Huyền lập gia đình nhưng không có cuộc sống hạnh phúc nên quyết định chia tay để tìm kiếm cuộc sống mới. Và duyên phận lại đưa Huyền trở về với mối tình đầu tiên của mình. Một câu chuyện giàu cảm xúc về người phụ nữ vượt qua số phận để xây dựng hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 20/5/2016)

Truyện ngắn "Trăng trôi chân cầu": Nỗi buồn thân phận phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2018

Lượt nghe: 1522

Nhiên - nhân vật chính của câu chuyện đã chịu một cuộc đời đầy ẩn ức, cay đắng, thiệt thòi. Cô đã chọn cuộc sống ấy bởi sự hi sinh quá lớn cho các em. Không chồng con, Nhiên đã sống mà như chết, cô không có khái niệm của niềm vui và hạnh phúc bởi chuỗi ngày cô trải qua là buồn bã, nhạt nhòa. Câu chuyện thức gợi nỗi đau sâu kín của những người đàn bà cô đơn và nhiều cay đắng. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/7/2018)

Truyện ngắn "Vòng vía": Buồn vui khổ đau của mỗi phận người

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2017

Lượt nghe: 5503

Bức tranh bản Mạ vùng cao trước nạn khai thác quặng bừa bãi được tái hiện. Truyện ít chi tiết, biến cố, tình huống, duy có chi tiết người đàn bà bị đẩy xuống từ chiếc xe bóng nhoáng. Chi tiết có tính điểm nhấn báo động về cái ác không những hiển hiện mà còn hoành hành tác oai tác quái nơi vùng rừng heo hút vốn bình yên. Cảm nhận sau những trang văn là tiếng thở dài của nhà văn về buồn vui, khổ đau của mỗi phận người. (Đọc truyện đêm khuya 11/5/2017)

Truyện ngắn “Búp bê biết khóc” và nỗi buồn tuổi mới lớn

Truyện ngắn “Búp bê biết khóc” và nỗi buồn tuổi mới lớn

Ngày phát hành 10:50 | 10/4/2024

Lượt nghe: 406

Truyện ngắn “Búp bê biết khóc” của tác giả Nguyễn Thị Châu Giang là góc nhìn trực diện về những rạn nứt trong tình cảm gia đình, được cảm nhận thông qua một tâm hồn mới lớn. Nhân vật chính trong truyện là cô gái vừa tròn 18 tuổi. Ở tuổi này bạn bè đồng trang lứa luôn vô tư, yêu đời thì cô lại đang mang trong lòng nỗi thất vọng lớn về người cha. Cô phải vượt qua nỗi buồn này như thế nào? (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 09/04/2024)

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2019

Lượt nghe: 1631

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy xuất hiện trên văn đàn với một giọng điệu lạ, nhiều ấn tượng, khai thác những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng như biển đảo hay những góc nhìn khác về chiến tranh. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/10/2019, gửi tới các bạn truyện ngắn “Chuyện không muốn kể” – một truyện ngắn mang một giọng điệu khác, buồn thương về nhân tình thế thái...

Vui buồn tuổi mười lăm

Vui buồn tuổi mười lăm

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2017

Lượt nghe: 1104

Truyện ngắn "Vui buồn tuổi mười lăm" của nhà văn Quách Liêu viết về cuộc sống, những khó khăn và cả những ngả rẽ bất ngờ của cô bé Ngân (15 tuổi) từ quê lên thành phố học tập. Ngoài giờ học Ngân còn phải đi làm thêm để phụ giúp kinh tế cho gia đình. Những va chạm ngoài cuộc sống đã giúp Ngân trưởng thành, tự tin hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. (Văn nghệ thiếu nhi 30/6/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Làn sóng nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya